Trang chủ » 7 lời khuyên cho mẹ khi trẻ hay ốm vặt vì thay đổi thời tiết
7 lời khuyên cho mẹ khi trẻ hay ốm vặt vì thay đổi thời tiết
7 lời khuyên cho mẹ khi trẻ hay ốm vặt vì thay đổi thời tiết
09/03/2023 - 544
Trẻ hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết? Ho, sốt, viêm họng, hắt hơi, sổ mũi,… là các vấn đề thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Ốm khiến trẻ ốm, chán ăn, sụt cân, phải nghỉ học khiến những ba người mẹ cực phiền lòng. Làm sao để trẻ tránh bị ốm vặt, khỏe mạnh hơn? Ba mẹ hãy tham khảo ngay 7 lời khuyên sau.
Ăn uống đúng cách để hạn chế ốm vặt ở trẻ
Chọn thức ăn phù hợp theo lứa tuổi. Ví dụ như thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm đã cần ăn đủ 4 loại dưỡng chất. Từ đường bột, đạm, chất béo cho đến vitamin và khoáng chất.
Không nên ép con ăn quá nhiều. Thay vào đó, khuyến khích con lựa chọn các thức ăn có lợi cho sức khỏe. Hạn chế sự xuất hiện của thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn trong khẩu phần của con.
Ngoài ra, không khí của bữa ăn cũng rất quan trọng. Sự tập trung, không khí vui vẻ sẽ giúp trẻ ăn tốt hơn, tiêu hóa và hấp thu khỏe hơn.
Ăn uống đúng cách giúp trẻ hạn chế ốm vặt
Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh trẻ để giảm vi khuẩn, virus
Khi chạm vào bất cứ đồ vật nào trẻ cũng có thể vi khuẩn, virus bám vào. Ví dụ như đồ chơi chung, tay nắm cửa, sàn nhà, nhà vệ sinh, bát, đũa,… đều có thể là nguồn lây nhiễm. Vì vậy, nên dạy con vệ sinh, rửa tay với xà phòng thường xuyên. Đồng thời tăng cường vệ sinh, tẩy rửa các đồ vật trong nhà, tại lớp học để con có môi trường sinh hoạt sạch sẽ.
30 phút vận động mỗi ngày giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, đề kháng khỏe, tránh ốm vặt
Nếu thời tiết không quá nóng hoặc quá lạnh thì nên để con được vận động ngoài thời. Việc ra ngoài hít thở, vận động sẽ giúp con thích ứng tốt hơn với nhiệt độ, không khí. Đồng thời vận động cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, giúp con bớt bị ốm vặt.
Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc mỗi ngày
Ngủ đủ giấc, cơ thể trẻ có thể sản xuất nhiều tế bào miễn dịch. Các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn cũng sẽ chùn bước khi tấn công một hàng rào bảo vệ quá chặt chẽ.
Nhiều người thường nghĩ “ngủ để quên đi cơn đau” nhưng thực tế trong lúc ngủ, cơ thể sản xuất ra các chất chống viêm tự nhiên. Vì thế nếu có thể ngủ được rất tốt cho những trẻ đang đau ốm, mệt mỏi.
Đảm bảo nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng giúp tâm trạng bớt lo lắng, căng thẳng. Nhờ vậy cũng tác động tích cực tới sức khỏe.
Giữ ấm giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn
Trời lạnh khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, làm suy giảm sức đề kháng. Để tránh bị ốm thì việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng. Thay đổi thời tiết, giao mùa là những ngày nhiệt độ có thể chênh lệch tới hơn 10 độ. Vì vậy, thời điểm sáng sớm và buổi tối cần chú ý giữ ấm cho trẻ. Nhất là tai mũi họng, vùng cổ và bàn chân cần đặc biệt chú trọng.
Giữ ấm bàn chân, tai mũi họng và vùng cổ cho trẻ khi thời tiết thay đổi, chênh lệch nhiệt độ lớn
6 thực phẩm giúp trẻ bớt mệt mỏi khi ốm vặt
Quan trọng nhất là khi bị ốm, trẻ cần được nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Các món ăn phù hợp sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.
6 món ăn mà Hanaphaco muốn gợi ý cho ba mẹ đó là:
Các loại súp, canh hầm, cháo như súp gà, súp sườn, canh hầm rau củ quả, canh sườn, cháo đậu xanh, cháo tía tô,… Những món ăn được ninh nhừ, nhuyễn sẽ dễ tiêu hóa và giúp con đỡ mệt mỏi khi ăn.
Nước dừa là một loại nước điện giải tự nhiên. Bổ sung nước dừa rất thích hợp trong trường hợp trẻ bị sốt, nôn mửa, tiêu chảy. Nước dừa giúp tăng điện giải, năng lượng và cũng dễ uống hơn oresol.
Dùng mật ong để giảm ho cho trẻ. Uống nước mật ong ấm hoặc ngậm chút mật ong nguyên chất có thể giúp dịu lại cơn ngứa họng và giảm viêm họng cho trẻ.
Gừng có tác dụng làm ấm, giảm buồn nôn. Có thể để trẻ trực tiếp ngậm, ăn kèm đồ ăn khác hoặc uống trà gừng để làm dịu cảm giác nôn nao trong người.
Cá là một nguồn protein chất lượng cao. Đặc biệt có những loại cá chứa nhiều omega 3 rất tốt cho hệ miễn dịch như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…. Tuy nhiên nếu con đang bị tiêu chảy, ba mẹ nên bổ sung omega-3 cho con theo phương pháp khác. Ví dụ như dùng dầu gan cá tuyết, sữa hạt, ăn xoài, ổi hoặc các quả họ nhà dâu như dâu tây, mâm xôi, việt quất.
Bổ sung thêm các loại rau xanh lá, nhất là cải bó xôi, xà lách, cải xoăn. Và cách để trẻ hợp tác ăn rau hơn đó là thêm rau vào món canh, súp, nước ép, tạo hình đáng yêu, giống nhân vật yêu thích của con.
Bổ sung 15 loại vitamin và khoáng chất từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vitacomplex
Vitacomplex – viên uống bổ sung hơn 15 loại vitamin và khoáng chất đạt chuẩn châu ÂU
Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi dược phẩm Gricar – hãng dược nổi tiếng châu Âu. Đây là đơn vị có hơn 50 năm trong ngành sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ nhỏ.
Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh !
Bài viết đã đưa ra 7 phương pháp giúp ba mẹ cải thiện tình trạng ốm vặt của trẻ. Hãy chú ý nhiều hơn tình trạng sức khỏe của con để có những biện pháp phù hợp, kịp thời. Và hãy nhớ chăm sóc sức khỏe cho con thật tốt, để con có một tiền đề phát triển bền vững, dài lâu.
Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vậy thì bổ sung sắt cho bé như thế nào mới đúng? Hãy cùng đọc ngay những thông tin về cách bổ sung sắt cho trẻ từ 6 tháng tới 5 tuổi (Theo khuyến cáo của tổ […]
Gù lưng – Một trong những biểu hiện thường thấy ở bất kỳ độ tuổi nào. Kể cả người lớn hay trẻ em. Nhiều người coi đây là một hiện tượng bình thường nhưng nếu để lâu ngày, nó là nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng về cột sống. Sản phẩm đai lưng […]
Theo nghiên cứu, có tới 30% đến 58% trẻ em dưới 4 tuổi trên toàn cầu bị thiếu máu. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, như vitamin B6, B9, B12. Vậy dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở […]
Vitamin D là một trong những khoáng chất thiết yếu cần thiết cho trẻ nhỏ. Loại vitamin này rất dễ bổ sung vì có trong các loại thực phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Vậy vitamin D có tác dụng gì, tầm quan trọng ra sao, bổ sung như thế nào cho đúng […]