Những điều cha mẹ cần biết về trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém
Khả năng tập trung, ghi nhớ và tiếp thu là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con thường xuyên thiếu tập trung, tiếp thu kém mà không biết nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp những thắc mắc này.
Trẻ thiếu tập trung do đâu?
Vì sao trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nhé:
+ Yếu tố môi trường: Nếu môi trường sống có quá nhiều tiếng ồn, thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mạnh, có nhiều đồ vật và đồ chơi xung quanh sẽ khiến trẻ bị phân tâm và thiếu tập trung.
+ Gen di truyền: Gen, các vấn đề nội tiết hoặc rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh… là những yếu tố về di truyền có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ.
+ Ảnh hưởng của công nghệ: Cuộc cách mạng công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng góp phần làm mất tập trung của trẻ em. Trò chơi điện tử, điện thoại thông minh và máy tính bảng có thể làm cho trẻ quen thuộc với sự kích thích liên tục, dẫn đến khả năng tập trung kém.
+ Tâm lý căng thẳng: Những mâu thuẫn gia đình, áp lực học tập, trẻ bị chê bai… cũng là nguyên nhân khiến trẻ không hứng thú trong học tập.
+ Chế độ dinh dưỡng và thể dục không cân đối: Chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu vận động có thể làm suy giảm sự tập trung của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu tập trung
Nếu thấy con có những dấu hiệu này, có thể bé đã gặp phải tình trạng thiếu tập trung:
+ Trẻ không thể ngồi yên khi học tập.
+ Trẻ dễ bị phân tâm, không chú ý tới việc đang làm.
+ Trẻ không làm theo hướng dẫn do không lắng nghe.
+ Liên tục đánh mất đồ và có vấn đề trong việc tự tổ chức.
+ Khả năng chú ý kém khi làm bài tập ở nhà và học tại trường.
+ Thường ngồi mơ màng, có những hành vi hung hăng, cáu kỉnh, hoặc ủ rũ.
+ Gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì mối quan hệ.
+ Kỹ năng vận động thô kém, vụng về.
Những việc cha mẹ cần làm khi trẻ thiếu tập trung
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng tình trạng trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém lại ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và chất lượng cuộc sống của trẻ. Điều này khiến trẻ bị thầy cô chê bai, bạn bè chêu trọc… lâu dẫn sẽ dẫn đến tâm lý tự ti, cô lập bản thân với mọi người xung quanh.
Để giúp trẻ khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần áp dụng ngay những biện pháp sau:
Tạo lập những thói quen tốt
Cha mẹ nên cùng trẻ thiết lập một kế hoạch công việc hàng ngày thật chi tiết, rõ ràng. Trong đó có mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo. Điều này giúp trẻ cải thiện sự tập trung và kỹ năng quản lý, tổ chức công việc tốt hơn.
Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi bổ ích
Thay vì để trẻ suốt ngày ngồi trước màn hình máy tính, ti vi hoặc chơi điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần sự tập trung, ghi nhớ tốt, phản xạ nhanh như xoay khối rubic, xếp hình, giải ô chữ, lego,…
Duy trì lối sống lành mạnh
+ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là omega 3, sắt, kẽm, các loại vitamin có trong thực phẩm như: cá hồi, hạt óc chó, tôm, cua, hải sản, các loại rau có màu xanh đậm…
+ Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia, chất bảo quản, đồ ăn nhanh…
+ Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế để trẻ xem ti vi, điện thoại, máy tính trong thời gian dài.
+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và cả thiện khả năng ghi nhớ, tập trung.
Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Thay vì tạo quá nhiều áp lực cho trẻ trong học tập, cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng trẻ nhiều hơn, tâm sự xem con đang gặp phải khó khăn gì, từ đó đưa ra lời khuyên và hướng sử lý tốt nhất.
Tránh gây áp lực cho trẻ
Mỗi trẻ sẽ có năng lực, khả năng ghi nhớ và nhận thức khác nhau, do đó cha mẹ cần hiểu rõ năng lực của trẻ tới đâu để tránh gây áp lực khiến con chán nản, tự ti và thất vọng về bản thân. Thay vào đó, hãy nhìn nhận những mặt tích cực của trẻ để khích lệ trẻ phát huy tối đa.
Cody Plus+ – Lựa chọn hàng đầu cho trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém
xem thêm sản phẩm tại đây:https://trungmaieu.com/san-pham/siro-bo-nao-cody-plus/
Rèn luyện thói quen mỗi ngày cho trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, cha mẹ có thể cho con sử dụng Siro Bổ não Cody Plus+ mỗi ngày.
Siro Cody Plus+ đặc biệt được chiết xuất từ dầu gan cá tuyết (là một trong 10 loại cá ngon nhất thế giới). Thành phần được nhập khẩu trực tiếp từ Iceland với hàm lượng Omega 3 (EPA, DHA), Vitamin A, D, Canxi. Bên cạnh đó còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ. Omega 3 (EPA, DHA) phong phú rất tốt cho trí não. Giúp bé thông minh vượt trội, cải thiện tình trạng thiếu tập trung, trí nhớ kém, chậm phát triển trí tuệ.
Vitamin A, D tự nhiên từ dầu gan cá tuyết giúp phát triển thị lực cho bé, và hấp thu canxi tốt hơn. Đặc biệt rất tốt cho những em bé có tật về mắt như: cận thị, tật khúc xạ …. Đồng thời, hàm lượng canxi cao giúp phát triển xương, răng vững chắc, giảm các vấn đề loãng xương, còi xương, vẹo cột sống…
Siro Cody Plus+ với vị cam rất dễ uống, đã qua xử lý triệt để mùi tanh đặc trưng của dầu gan cá tuyết. Bên cạnh đó, để đến tay người tiêu dùng, sản phẩm đã được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, không chỉ từ nguyên liệu đầu vào, mà còn là khâu sản xuất, nhập khẩu và vận chuyển. Do đó, cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con yêu sử dụng dài ngày.
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 16/01/2025
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025 Để thuận tiệc cho việc liên hệ công việc của Quý khách hàng, Đối tác trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 không bị gián đoạn, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hanaphaco trân trọng thông báo tới Quý Khách Hàng, Quý Đối Tác lịch nghỉ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/12/2024
HIỂU VỀ LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM GIÚP MẸ NUÔI CON KHỎE MẠNH Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nguyên nhân do sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ; một số biểu hiện của tình trạng loạn khuẩn […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/12/2024
Nội soi tiêu hóa là thủ thuật đưa ống nội soi mềm vào đường tiêu hóa. Mục đích để phát hiện những biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, trong đó để chẩn đoán và phát hiện vi khuẩn HP; tầm soát ung thư dạ dày, đại tràng áp dụng nội soi khá phổ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/11/2024
Đau dạ dày nhiều hơn khi trời trở lạnh là biểu hiện thường thấy ở nhiều người có vấn đề về dạ dày. Khi trời trở lạnh khả năng miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng, không chỉ những bệnh viêm nhiễm thông thường mà các bệnh ở đường tiêu hóa cũng nở rộ. […]
Xem thêm