Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra, triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Hãy chủ động tìm hiểu kiến thức về sốt xuất huyết và bảo vệ sức khỏe.
xem thêm bài viết:https://hanaphaco.com/cach-tang-cuong-de-khang-cho-duong-ho-hap-khi-giao-mua/
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Đây là bệnh lây truyền bởi muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) mang mầm bệnh.
Bệnh thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường tăng mạnh vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, bởi đây là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và phát triển. Sốt xuất huyết chủ yếu xuất hiện ở các nước vùng khí hậu nhiệt đới nơi có kinh tế nông nghiệp phát triển chính và nhiều ao hồ, sông ngòi(chủ yếu là các nước Châu Á).
Phân loại bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết ban đầu có biểu hiện giống như cúm, tuy nhiên có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm gọi là bệnh sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết chia ra 2 nhóm gồm nhóm không biến chứng và nhóm biến chứng nặng.
Sốt xuất huyết nhẹ: Người bị nhiễm vi rút Dengue nhưng không bị các biến chứng tuần hoàn và thần kinh. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà như bệnh sốt thường, tuy nhiên thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng nếu chăm sóc không đúng cách.
Sốt xuất huyết nặng: Là tình trạng trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc sốt xuất huyết, xuất huyết nội tạng và thậm chí tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn (Aedes aegypti) truyền vi rút Dengue vào máu của người bệnh bằng cách đốt. Vi rút Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Người mắc bệnh với chủng vi rút nào thường sẽ có khả năng miễn dịch với chủng vi rút gây bệnh này sau khi đã bị nhiễm bệnh và phục hồi. Tuy nhiên, họ có thể tiếp tục mắc bệnh sốt xuất huyết do một chủng vi rút khác gây ra.
Chỉ có muỗi Aedes aegypti cái mới có thể truyền bệnh cho người. Vi rút Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes khoảng 8-11 ngày, và lây nhiễm cho người bị muỗi đốt.
Nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
1. Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ
Thường gặp ở những người mắc bệnh lần đầu vì chưa có miễn dịch với bệnh.
Ngoài ra, người mắc bệnh đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Sốt cao, lên đến 40,5 độ;
- Nhức đầu dữ dội;
- Đau hốc mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban, đốm xuất huyết trên da.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và giảm dần sau 1-2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào những ngày sau đó.
2. Biểu hiện sốt xuất huyết nặng
Ở mức độ này, cơ thể sẽ có đầy đủ các triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Hội chứng sốc sốt xuất huyết là gì?
Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể.
Sốc sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em (đôi khi ở người lớn), trường hợp nặng sẽ bị tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hầu hết sẽ tự khỏi trong vòng 1- 2 tuần.
Nếu sốt cao ≥ 39 độ C, người bệnh uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, mặc quần áo mỏng mát và lau mát bằng nước ấm. Hạ sốt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần (ví dụ một người 50kg có thể uống 1 viên paracetamol 500mg/lần), mỗi lần uống cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h (một người 50kg không uống quá 3000mg/ngày).
Cần tránh sử dụng các thuốc như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, bạn cần phải:
- Đến ngay bệnh viện để được thăm khám, theo dõi và điều trị đúng cách
- Truyền dịch và chất điện giải cho cơ thể;
- Theo dõi huyết áp thường xuyên;
- Truyền máu.
Trong thời gian phục hồi bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng sau:
- Ít hoặc không đi tiểu;
- Khô miệng hoặc môi, da chùng nhão;
- Khóc không có nước mắt hoặc ít (với trẻ nhỏ);
- Người lờ đờ hoặc lú lẫn;
- Da cực kỳ lạnh hoặc ẩm ướt.
Sốt xuất huyết có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm và tử vong. Vì vậy, mỗi người cần chủ động các biện pháp phòng ngừa bệnh. Nắm kiến thức về bệnh để phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị bệnh kịp thời.
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 09/11/2024
Men vi sinh và vitamin D3 đều mang đến những tác dụng tích cực riêng với sức khỏe của bé trong suốt những năm tháng đầu đời. Vậy khi cùng kết hợp trong cùng 1 sản phẩm sẽ mang đến những lợi ích gì cho bé, hãy cùng Hanaphaco khám phá trong bài viết này […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/10/2024
Trẻ chậm tăng cân là vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu, có nhiều bé ăn nhiều nhưng vẫn lên cân rất chậm. Trong bài viết này hãy cùng Hanaphaco khám phá lý do trẻ chậm tăng cân và cách xử lý. Chậm tăng cân ở trẻ có nhiều nguyên nhân, nếu mẹ đã chuẩn […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/10/2024
Tiêu chảy sau khi uống rượu là tình trạng rất nhiều người đang mắc phải đặc biệt là cánh mày râu; người thường xuyên phải tiếp khách; tham gia hội hè bên ngoài. Khi uống rượu bia, rượu sẽ hấp thụ cùng chất dinh dưỡng của thức ăn vào máu thông qua các tế bào […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/10/2024
Biopro HP and Colon men vi sinh 2 in1 đầu tiên tại thị trường Việt Nam có khả năng hỗ trợ các vấn đề dạ dày, đại tràng hiệu quả. Là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dinh dưỡng DSM hàng đầu thế giới, Biopro HP and Colon được thử […]
Xem thêm