Trang chủ » Hay bị đau lưng có cảnh báo bệnh lý gì nghiêm trọng?

Hay bị đau lưng có cảnh báo bệnh lý gì nghiêm trọng?

Hay bị đau lưng có cảnh báo bệnh lý gì nghiêm trọng?

17/01/2023 - 329

Nhiều người nghĩ rằng chỉ người làm việc nặng nhọc bị đau lưng phải chữa sớm, chữa gấp vì cơn đau ảnh hưởng trực tiếp tới công việc. Còn dân văn phòng, các em bé độ tuổi đi học,… kêu than đau lưng lại dễ bị coi nhẹ, để vấn đề kéo dài và gây biến chứng. Tuy nhiên, chủ quan khi bạn hoặc người thân có dấu hiệu đau lưng thường xuyên!

Nguyên nhân khiến nhiều người bị đau lưng thường xuyên

Đau lưng thường do vận động sai tư thế hoặc phản ánh bệnh lý.

Bị đau lưng do sai tư thế – thói quen sinh hoạt “nhỏ” nhưng gây nhiều tác hại

  • Ngồi một chỗ trong thời gian dài: Bị đau lưng do ngồi nhiều được coi là “bệnh nghề nghiệp” của dân văn phòng. Ngồi một chỗ, một vị trí trong thời gian dài khiến trọng lượng phần trên cơ thể dồn hết vào cột sống. Và phần chịu nhiều áp lực nhất chính là xương sống vùng cổ, lưng và thắt lưng.
  • Nằm ngủ sai tư thế, ví dụ thói quen nằm sấp, nằm nghiêng; nằm gối quá thấp, quá cao; ngủ ngồi,… đều gây đau lưng. Sai tư thế trong thời gian dài sẽ gây áp lực tới các khớp, cột sống lưng và ảnh hưởng tới lưu thông máu vùng cổ. 
  • Mang vác nặng như người làm nghề bưng bê, khuân vác, bà bầu, trẻ em mang balo quá trọng lượng,… rất dễ ảnh hưởng tới cột sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mang vác bất cứ vật gì nặng hơn 10% cân nặng đều có hại với sự phát triển của trẻ. Hơn 60% trẻ đang phải chịu các vấn đề liên quan tới xương sống, căng cơ, đau mỏi hàng ngày nhưng lại chưa được quan tâm đúng lúc.
Hai người lớn tuổi tập thể dục để bớt bị đau lưng
Nên sinh hoạt điều độ, chú ý tư thế để bớt bị đau lưng

Bị đau lưng do gặp chấn thương

Đau lưng do chấn thương là tình trạng ai cũng có thể gặp, kể cả trẻ em và người già. Những chấn thương thường gặp gây đau lưng có thể kể đến:

  • Va đập vùng lưng
  • Các chấn thương do va chạm, tai nạn khi lao động
  • Vận động thể chất gây căng cơ, giãn dây chằng, lệch gãy xương lưng,….

Đau lưng – biểu hiện của 4 bệnh lý thường gặp

Bị đau lưng, gù lưng có thể là biểu hiện của bệnh lý
Bị đau lưng có thể là biểu hiện của 4 bệnh thường gặp

Ngoài chấn thương, sai tư thế, đau lưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh sau đây.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng hao mòn xương và sụn vì lão hóa xảy ra ở tuổi trung niên. Tuy nhiên những năm gần đây bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Và ảnh hưởng rất nhiều tới độ tuổi lao động. Nguyên nhân gây bệnh thường do xương sống lưng chịu nhiều áp lực, diễn ra trong thời gian dài. Ngoài đau lưng dưới diễn ra thường xuyên, người bị thoái hóa cột sống sẽ có cảm giác đau cả vùng mông, bẹn và hai đùi, lưng bị cong, gù xuống bất thường. 

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nối giữa các xương sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống gây đau nhức và tê liệt. Bệnh hay gặp ở độ tuổi lao động; người dư thừa cân nặng hoặc có các vận động đột ngột, quá mạnh, bị va chạm vùng lưng. 

Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ bị đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay. Cơn đau tăng nhiều khi ngồi, ho, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh.

Hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống là tình trạng ống xương sống lưng bị thu hẹp, chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống. Bệnh có thể gặp ở người bị di chứng chấn thương, di truyền hẹp ống sống và thường gặp ở độ tuổi trung niên. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng hẹp ống sống có thể kể tới tê mỏi vùng vai, cổ, đau lưng, đau dây thần kinh vùng hông và hai chân. Một số trường hợp có thể dẫn tới rối loạn tiểu tiện hoặc tê liệt nửa người.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng giảm cấu trúc, mật độ chất trong xương, khiến xương yếu và dễ gãy. Người bị loãng xương sẽ có biểu hiện đau lưng mỏi người không rõ ràng. Tuy nhiên cột sống sẽ bị cong vẹo, còn chiều cao tụt giảm theo năm. Đa số các trường hợp loãng xương chỉ được phát hiện khi đi khám xương khớp hoặc tệ hơn là khi người bệnh đã bị gãy xương.

Khi nào bị đau lưng cần gặp bác sĩ? 

Đau lưng kéo dài trên 2 tuần kèm một số biểu hiện cấp tính cần được can thiệp kịp thời:

  • Đau lưng đi kèm với ớn lạnh và lên cơn sốt.
  • Đau lưng nặng thêm vào ban đêm hoặc cơn đau lan xuống cả bụng dưới.
  • Đau lưng kéo dài kèm tê, mất cảm giác tay chân.
  • Đau lưng kèm tình trạng tiểu không tự chủ.

Cách trị đau lưng tại nhà “không thuốc”

Giảm đau lưng “không thuốc”, “không phẫu thuật”, “không tốn kém” chỉ có cách điều chỉnh thói quen lao động, sinh hoạt đúng lúc, kịp thời.

Trong đó, các thay đổi nhỏ nhưng giảm đau lưng rất hiệu quả và kịp thời như:

  • Mang vác vật nặng vừa sức, đúng tư thế. Trong đó, trẻ em cần mang đồ dùng, cặp sách dưới 10% cân nặng. Khi nâng vật nặng nên ngồi xổm, giữ thẳng lưng. Từ từ đứng dậy khi có chân trụ và lưng giữ thẳng.
  • Chế độ ăn uống bổ sung đủ lượng magie, canxi và vitamin D để cho xương chắc khỏe. Các loại hạt, rau ăn lá có màu xanh, các loại hải sản sẽ rất tốt cho xương khớp.
  • Lựa chọn gối ngủ có độ cao phù hợp. Tùy thuộc vào độ dày lưng, chiều dài bả vai và cổ mà mỗi người sẽ phù hợp với loại gối có độ cao khác nhau. Vì vậy nên thử gối với nhiều tư thế để đảm bảo nâng đỡ tốt cho cột sống.
  • Luyện tập thể dục, vận động tập trung vào phần xương sống. 
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh tư thế như đai lưng, đai thắt lưng vừa vặn với số đo. Hiện nay có rất nhiều loại đai lưng hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị đau lưng được các chuyên gia lựa chọn. Đó là các loại đai có đặc điểm như: Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; chất liệu không gây ngứa; không hỏng dáng khi giặt; miếng dán chắc chắn,….
Dùng đai chống gù giảm đau lưng
Cách chữa đau lưng tại nhà bằng đai chống gù và chế độ ăn uống, luyện tập

Hãy điều trị đau lưng bằng cách điều chỉnh thói quen. Đó mới là phương pháp điều trị hiệu quả, ít tốn kém và lâu dài cho tất cả mọi người.

Bài viết liên quan
Mách bạn tiêu chí chọn lựa đai lưng chống gù cải thiện sức khỏe

Mách bạn tiêu chí chọn lựa đai lưng chống gù cải thiện sức khỏe

Đăng vào ngày: 22/11/2023

Gù lưng – Một trong những biểu hiện thường thấy ở bất kỳ độ tuổi nào. Kể cả người lớn hay trẻ em. Nhiều người coi đây là một hiện tượng bình thường nhưng nếu để lâu ngày, nó là nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng về cột sống. Sản phẩm đai lưng […]

Xem thêm
Men vi sinh BioPro HP and Colon – Tốt dạ dày, khoẻ đại tràng

Men vi sinh BioPro HP and Colon – Tốt dạ dày, khoẻ đại tràng

Đăng vào ngày: 03/11/2023

BioPro HP and Colon là men vi sinh đến từ tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới DSM. Sản phẩm bổ sung 12 tỷ lợi khuẩn và chất xơ FOS. Giúp khắc phục nhanh tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,… Đây cũng là sản phẩm đầu […]

Xem thêm
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở trẻ và cách khắc phục

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở trẻ và cách khắc phục

Đăng vào ngày: 02/11/2023

Theo nghiên cứu, có tới 30% đến 58% trẻ em dưới 4 tuổi trên toàn cầu bị thiếu máu. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, như vitamin B6, B9, B12. Vậy dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở […]

Xem thêm
Bật mí những thực phẩm giàu vitamin D cho sức khỏe

Bật mí những thực phẩm giàu vitamin D cho sức khỏe

Đăng vào ngày: 30/10/2023

Vitamin D là một trong những khoáng chất thiết yếu cần thiết cho trẻ nhỏ. Loại vitamin này rất dễ bổ sung vì có trong các loại thực phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Vậy vitamin D có tác dụng gì, tầm quan trọng ra sao, bổ sung như thế nào cho đúng […]

Xem thêm
Contact Me on Zalo
1900 3399